Lọc máu hấp phụ là gì? Các công bố khoa học về Lọc máu hấp phụ

Lọc máu hấp phụ (hay còn gọi là máy lọc máu) là một thiết bị y tế được sử dụng để lọc các chất độc hại, chất thải và các chất bất thường khác trong máu của bệnh...

Lọc máu hấp phụ (hay còn gọi là máy lọc máu) là một thiết bị y tế được sử dụng để lọc các chất độc hại, chất thải và các chất bất thường khác trong máu của bệnh nhân. Máy lọc máu thường được sử dụng trong các trường hợp như suy thận cấp tính, suy thận mãn tính, cận thận trong quá trình phẫu thuật tim và trong điều trị các bệnh lý thận khác. Máy lọc máu hoạt động bằng cách dẫn máu từ cơ thể qua một hệ thống lọc, nơi các chất thải và chất bất thường khác được loại bỏ và máu được trả lại vào cơ thể. Quá trình này giúp duy trì sự cân bằng hóa học trong cơ thể và loại bỏ các chất độc hại giúp tăng cường sức khỏe và chất lượng sống của bệnh nhân.
Máy lọc máu hấp phụ bao gồm các thành phần chính sau:

1. Máy lọc máu: Đây là phần chính của thiết bị, được thiết kế để lọc máu và loại bỏ các chất thải và chất bất thường khác. Máy có một hệ thống lọc sợi màng mao quản (membrane) để loại bỏ các chất có kích thước lớn, như tạp chất và cặn bã. Ngoài ra, máy còn có các hệ thống lọc khác như lọc trung gian (intermediate filter) và hợp chất chống đông máu (anticoagulant filter) để loại bỏ những cặn bã nhỏ và ngăn ngừa hình thành cục máu trong quá trình lọc.

2. Dụng cụ tiêm máu và dạng mao quản (membrane): Kỹ thuật viên y tế sẽ sử dụng dụng cụ tiêm máu để tiêm chất chống đông máu và lấy mẫu máu từ bệnh nhân. Mẫu máu sau đó được chuyển qua dạng mao quản để lọc.

3. Máy bơm: Thiết bị này giúp lưu thông máu từ cơ thể bệnh nhân thông qua máy lọc máu. Máy bơm được thiết kế để duy trì một luồng máu ổn định và đồng nhất qua hệ thống lọc.

4. Hệ thống quản lý áp suất: Máy lọc máu có hệ thống quản lý áp suất để đảm bảo áp suất máu và luồng máu duy trì ở mức an toàn và hiệu quả. Nếu áp suất máu tăng hoặc giảm quá nhanh, hệ thống này sẽ tự động điều chỉnh để ngăn ngừa các vấn đề khẩn cấp có thể xảy ra.

5. Máy đo và điều chỉnh các thông số máu: Máy lọc máu cũng có khả năng đo và điều chỉnh các thông số máu quan trọng như áp suất máu, lưu lượng máu, nồng độ chất điện giải và pH máu. Nhờ đó, máy có thể giữ cho các thông số này ở mức ổn định và an toàn trong suốt quá trình lọc.

Quá trình lọc máu hấp phụ diễn ra bằng cách dẫn máu từ bệnh nhân qua máy lọc máu để loại bỏ các chất thải và chất bất thường, tiếp theo máu được trả lại vào cơ thể của bệnh nhân. Quá trình này thường kéo dài trong vài giờ và được thực hiện một hoặc nhiều lần mỗi tuần, tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe và nhu cầu điều trị của bệnh nhân.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "lọc máu hấp phụ":

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ LỌC MÁU HẤP PHỤ MÀNG LỌC RESIN VỚI QUẢ LỌC HA330 TRÊN MỘT BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP NẶNG DO TĂNG TRIGLYCERIDES: BÁO CÁO 01 TRƯỜNG HỢP
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 519 Số 1 - 2022
Viêm tụy cấp do tăng triglycerides máu có xu hướng viêm tụy nặng hơn so với những nguyên nhân khác. Tỷ lệ bệnh nhân suy đa cơ quan và SIRS kéo dài tăng theo nồng độ triglycerides máu ở bệnh nhân viêm tụy cấp. Nồng độ triglycerides máu > 1000 mg/dl (11.2 mmol/L) nên được cân nhắc là nguyên nhân của viêm tụy cấp. Có nhiều phương pháp để loại bỏ triglycerides: Lọc kép, lọc hấp phụ, tách bỏ huyết tương, thay huyết tương. Chúng tôi báo cáo ca lâm sàng bệnh nhân nam 25 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp mức độ nặng do tăng triglycerides kèm biến chứng suy đa tạng (tổn thương thận cấp, suy hô hấp), nhiễm toan ceton và đái tháo đường type 1 được điều trị thành công bằng kỹ thuật lọc máu hấp phụ màng lọc resin với quả lọc HA330.
#Lọc máu hấp phụ #Viêm tụy cấp #Tăng triglycerides máu
KẾT QUẢ ÁP DỤNG KỸ THUẬT LỌC MÁU HẤP PHỤ HUYẾT TƯƠNG KÉP (CPFA) TRONG ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ NGƯỜI BỆNH SỐC NHIỄM KHUẨN
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 523 Số 2 - 2023
Mục tiêu: Nhận xét một số kết quả cải thiện lâm sàng, cận lâm sàng khi áp dụng kỹ thuật lọc máu hấp phụ huyết tương kép (CPFA – Coupled Plasma Filtration & Adsorption) trong điều trị hỗ trợ người bệnh sốc nhiễm khuẩn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp, so sánh trước sau, không có nhóm chứng, trên 30 người bệnh sốc nhiễm khuẩn được CPFA bên cạnh các điều trị tiêu chuẩn theo hướng dẫn của Surviving Sepsis Campaign 2016, vào Trung tâm Hồi sức tích cực trong thời gian từ 02/2022 đến 08/2022. Kết quả: Các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng thay đổi có ý nghĩa thống kê cụ thể là cải thiện thông số mạch (111 so với 99,07, p=0,007), huyết áp trung bình (77,43 so với 86,57, p <0,001), giảm nhu cầu vận mạch (0,25 so với 0,05, p<0,001), giảm điểm SOFA (9,8 so với 6,9, p<0,001) và giảm nồng độ IL-6 (563,72 so với 359,63, p<0,001) khi so sánh trước và sau điều trị bằng CPFA. Tỷ lệ người bệnh tử vong trong thời gian nằm viện là 36,67% và sau 28 ngày là 43,33%. Kết luận: CPFA góp phần ổn định các thông số huyết động và cải thiện tình trạng suy đa tạng trên người bệnh sốc nhiễm khuẩn.
#CPFA #lọc máu hấp phụ #sốc nhiễm khuẩn #sepsis.
NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC CẤP THUỐC DIỆT CỎ DIQUAT TẠI TRUNG TÂM CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 525 Số 2 - 2023
Đặt vấn đề: Ngộ độc thuốc diệt cỏ Diquat là mặt bệnh ngộ độc mới nổi trong khoảng thời gian vài năm trở lại đây, với đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng phức tạp, tổn thương nặng nề biểu hiện trên đa cơ quan dẫn đến kết cục tử vong nhanh chóng cho người bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân ngộ độc cấp thuốc diệt cỏ Diquat tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 68 bệnh nhân ngộ độc Diquat điều trị tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 8 năm 2022. Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ tử vong do ngộ độc Diquat cao, chiếm 64,7%. Trong các biện pháp hạn chế hấp thu và tăng thải trừ, lọc máu hấp phụ là biện pháp duy nhất làm giảm tỉ lệ tử vong, mặc dù không có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê (p=0,125). Kết luận: Ngộ độc thuốc trừ cỏ Diquat có tỉ lệ tử vong cao. Biện pháp lọc hấp phụ làm giảm tỉ lệ tử vong, cần có thêm nhiều nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để khẳng định kết quả.
#Ngộ độc Diquat #lọc máu hấp phụ
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG TRÊN BỆNH NHÂN COVID-19 NẶNG VÀ NGUY KỊCH CÓ LỌC MÁU HẤP PHỤ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
  Đặt vấn đề: Việc điều trị bệnh nhân COVID-19 đặc biệt là những bệnh nhân nặng và nguy kịch vẫn là thách thức đối với nền y tế còn hạn chế trong bối cảnh hiện nay của nước ta. Vì vậy, việc dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và các xét nghiệm sẵn có để đánh giá mức độ nặng và khả năng tiến triển nặng của bệnh là rất cần thiết để có hướng tiếp cận kịp thời. Mục tiêu nghiên cứu: 1). Khảo sát đặc điểm lâm sàng bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch có lọc máu hấp phụ; 2). Khảo sát đặc điểm cận lâm sàng bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch có lọc máu hấp phụ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 88 bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch được điều trị lọc máu hấp phụ trong thời gian từ 7/2021 đến 10/2021 tại khoa Hồi sức COVID19 Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Kết quả: Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 58,6±11,8. Tuổi tuổi lớn nhất là 91 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 24 tuổi. Tỉ lệ nam chiếm 39,8%, nữ chiếm 60,2%. 100% bệnh nhân khó thở; sốt 58%; ho khan 46%; mất vị giác 34%; mất khứu giác 28%. Nhiệt độ là 37,3±0,6°C; nhịp thở là 27,5±4,6l/p; huyết áp trung bình là 75,9±12,4mmHg; mạch 102,9±15,4l/p, SpO2 92,1±3,5%. Các xét nghiệm PaO2 75,4±22,9mmHg; PaO2/FiO2 168,7±82,3; CRP 8,7±5,2mg/dl; ferritin 795,6±484,3ng/mL; LDH 395,0±199,7U/L; D-dimer 802,3 (50,013189,0)mcg/L; Tỉ số neutro/lympho 11,5±9,2; tỉ lệ BUN/creatinin 72,9±60,4; kali 3,56±0,6mmol/L; AST 63,36±55,1U/L, ALT 60,15±46,8U/L. Kết luận: Triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch là khó thở, sốt, mệt mỏi với 100% bệnh nhân có khó thở. Có sự liên quan giữa mạch và nồng độ LDH máu với tỷ lệ tử vong do COVID-19.
#Lâm sàng #LDH #mạch #COVID-19 #bệnh nhân nặng và nguy kịch
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA LỌC MÁU LIÊN TỤC BẰNG MÀNG LỌC HẤP PHỤ TRONG ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM KHUẨN TRÊN BỆNH NHÂN BỎNG NẶNG
Tạp chí Y - Dược học quân sự - Tập 49 Số 9 - Trang 163-173 - 2024
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phương pháp lọc máu liên tục (LMLT) bằng màng lọc hấp phụ (hemofiltration - HFA) trong điều trị sốc nhiễm khuẩn (SNK) trên bệnh nhân (BN) bỏng nặng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp trên 55 đợt SNK ở 38 BN bỏng nặng (16 - 60 tuổi) được LMLT bằng màng lọc hấp phụ (màng oXiris), điều trị tại Khoa Hồi sức Cấp cứu (HSCC), Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 01/2023 - 6/2024. Các thời điểm nghiên cứu: Lúc chẩn đoán SNK (T1), thời điểm LMLT (T2), sau 6 giờ LMLT (T3), 12 giờ LMLT (T4), 24 giờ LMLT (T5) và 48 giờ LMLT (T6). Kết quả: Tỷ lệ tử vong là 60,53%. Trong 55 đợt SNK có 36 đợt thoát sốc (65,45%). Trong quá trình LMLT, điểm SOFA (T2: 8 (7 - 9), T4: 7 (6 - 8), T5: 6 (5 - 8), T6: 5 (2 - 8), p < 0,001), thang điểm trợ tim - vận mạch (VIS) (T2: 30 (20 - 50), T3: 20 (15 - 40), T4: 15 (10 - 30), T5: 5 (3 - 30), T6: 0 (0 - 20), p < 0,001) và nồng độ lactate máu động mạch (T1: 2,6 (2,3 - 3,4) mmol/L, T3: 1,9 (1,3 - 2,6) mmol/L, T4: 1,9 (1,2 - 2,4) mmol/L, T5: 1,8 (1,3 - 2,5) mmol/L, T6: 1,8 (1,3 - 2,5) mmol/L, p < 0,001) giảm có ý nghĩa. Kết luận: LMLT bằng màng lọc hấp phụ làm giảm có ý nghĩa điểm SOFA, VIS và nồng độ lactate máu. Tỷ lệ tử vong ở BN bỏng có SNK là 60,53%.
#Sốc nhiễm khuẩn #Bỏng nặng #Lọc máu liên tục hấp phụ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP LỌC MÁU LIÊN TỤC TRONG PHỐI HỢP ĐIỀU TRỊ VIÊM TỤY CẤP NẶNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 523 Số 2 - 2023
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của biện pháp lọc máu liên tục trong phối hợp điều trị viêm tụy cấp nặng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp, tiến cứu, có đối chứng trên 23 bệnh nhân có lọc máu liên tục (LMLT) và 22 bệnh nhân không LMLT, được điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ từ 1/2020 – 6/2022. Kết quả: Nhóm bệnh nhân viêm tụy cấp nặng có LMLT chỉ số về mạch, huyết áp trung bình, áp lực ổ bụng, điểm SOFA, APACHE II giảm nhanh hơn so với nhóm không LMLT. Tỷ lệ tử vong ở nhóm có LMLT cũng thấp hơn so với nhóm không LMLT (lần lượt 4,3% so với 27,3% với p < 0,05). Kết luận: Biện pháp lọc máu liên tục trên bệnh nhân viêm tụy cấp nặng cho thấy hiệu quả làm giảm tử vong và an toàn.
#Viêm tụy cấp nặng #lọc máu liên tục #suy đa tạng.
Thiết kế các Ngân lọc điều biến DFT gần như phục hồi hoàn hảo (NPR) thông qua Thuật toán Cập nhật Tương tác Dịch bởi AI
Circuits, Systems, and Signal Processing - Tập 32 - Trang 1351-1362 - 2012
Trong bài báo này, một thuật toán hiệu quả được đề xuất để thiết kế các ngân lọc điều biến DFT gần như phục hồi hoàn hảo (NPR). Đầu tiên, điều kiện phục hồi hoàn hảo (PR) của các ngân lọc điều biến DFT được quá mẫu trong miền tần số được chuyển đổi thành một tập hợp các phương trình bậc hai liên quan đến bộ lọc nguyên mẫu (PF) trong miền thời gian. Thứ hai, bài toán thiết kế được xây dựng như một bài toán tối ưu không ràng buộc liên quan đến điều kiện PR và năng lượng vùng dừng của PF. Với vector gradient của hàm mục tiêu, một thuật toán lặp hiệu quả được trình bày để thiết kế PF, được cập nhật bằng các phương trình ma trận tuyến tính tại mỗi lần lặp. Thuật toán này được xác định là một phương pháp Newton sửa đổi, và sự hội tụ của nó được chứng minh. Các ví dụ số liệu và sự so sánh với nhiều phương pháp hiện có khác được đưa vào để chứng minh hiệu quả của phương pháp được đề xuất.
#ngân lọc điều biến DFT #phục hồi hoàn hảo (PR) #quá mẫu #tối ưu không ràng buộc #phương pháp Newton sửa đổi
VIÊM TỤY CẤP NẶNG DO TĂNG TRIGLYCERIDE ĐIỀU TRỊ KẾT HỢP VỚI LỌC MÁU HẤP PHỤ - BÁO CÁO CA BỆNH
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 526 Số 1B - 2023
Viêm tụy cấp (VTC) là bệnh lý cấp cứu nội khoa nặng thường thấy ở khoa cấp cứu. Nó thường liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ rối loạn chức năng đa cơ quan. Viêm tụy cấp làm tăng đáng kể tỷ lệ tử vong, do tính chất cấp tính của tình trạng viêm quá mức này nhanh chóng trở nên trầm trọng hơn khi điều trị không hiệu quả. Viêm tụy cấp do tăng triglyceride máu có xu hướng ngày càng tăng hơn so với những nguyên nhân khác. Tỷ lệ biến chứng suy đa tạng và SIRS kéo dài tăng theo nồng độ triglyceride máu ở bệnh nhân viêm tụy cấp. Nồng độ triglyceride máu > 1000 mg/dL (11.2 mmol/L) nên được cân nhắc là nguyên nhân của viêm tụy cấp. Có nhiều phương pháp để loại bỏ triglyceride: Lọc kép, lọc hấp phụ, tách bỏ huyết tương, thay huyết tương. Chúng tôi báo cáo ca lâm sàng bệnh nhân nam 32 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp mức độ nặng do tăng triglyceride kèm biến chứng suy đa tạng (tổn thương thận cấp, suy hô hấp), nhiễm toan ceton được điều trị thành công bằng kỹ thuật lọc máu hấp phụ màng lọc resin với quả lọc HA330.
#viêm tụy cấp #tăng triglyceride #lọc máu hấp phụ
ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ CYTOKINE VÀ CÁC CHỈ SỐ HÔ HẤP TRONG LỌC MÁU LIÊN TỤC BẰNG MÀNG LỌC RESIN HA330 TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP CẤP TIẾN TRIỂN
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 522 Số 2 - 2023
Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi nồng độ Cytokine, các chỉ số hô hấp, một số chỉ số huyết động trong lọc máu liên tục bằng màng lọc Resin HA330 trong hỗ trợ điều trị hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp so sánh tự đối chứng. Kết quả nghiên cứu: Có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê trước và sau khi kết thúc phác đồ lọc máu hấp phụ bằng quả lọc HA330 về các chỉ số oxy hoá máu, các chỉ số huyết động, các chỉ số viêm  và cân bằng kiềm-toan. Kết luận: Lọc máu hấp phụ bằng màng lọc HA330 ở những bệnh nhân ARDS có hiệu quả trong ổn định huyết động, kiềm-toan, cải thiện khả năng oxy hoá máu do làm giảm đáp ứng viêm hệ thống mà không có tác dụng không mong muốn nào đáng kể.
#Suy hô hấp cấp tiến triển #ARDS #lọc máu hấp phụ #Resin HA330 #IL-6
Các yếu tố liên quan trầm cảm ở bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh thận mạn đang được điều trị bằng phương pháp chạy thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc tại Bệnh viện Thống Nhất
Trầm cảm là một trong những hội chứng lão khoa thường gặp với tỷ lệ hiện mắc ở nhóm bệnh nhân bệnh thận mạn đang được điều trị thay thế thận cao hơn so với nhóm bệnh nhân chưa có chỉ định điều trị thay thế. Bệnh viện Thống Nhất là một trung tâm lão khoa toàn diện của miền Nam với số lượng bệnh nhân điều trị thay thế thận ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong nước tập trung khảo sát trầm cảm trên nhóm bệnh nhân suy thận cao tuổi vẫn còn hạn chế. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh thận mạn đang được điều trị bằng phương pháp chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc tại bệnh viện Thống Nhất. 150 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn nhận vào xin đồng thuận tham gia, tiến hành đánh giá trầm cảm dựa trên bảng điểm GDS-15, và phân tích mối liên quan giữa trầm cảm (GDS-15 trên 5 điểm) và các yếu tố lâm sàng bao gồm đặc điểm dân số học, đặc điểm bệnh kèm theo và phương pháp điều trị. Chúng tôi ghi nhận tình trạng góa hoặc ly dị làm tăng nguy cơ trầm cảm gấp 5.8 lần so với bệnh nhân có vợ hoặc chồng (p = 0.0001), và chưa nhận thấy mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm với tuổi, giới tính, tình trạng việc làm, trình độ học vấn, nơi sinh sống và tình trạng sở hữu bảo hiểm y tế, tình trạng đa bệnh nền, đa thuốc, và phương pháp điều trị thay thế thận.
#trầm cảm #người cao tuổi #thay thế thận #lọc máu định kỳ #thẩm phân phúc mạc
Tổng số: 10   
  • 1